Chúng ta đã biết, dạ dày là cỗ máy nhào, xay và trộn thức ăn trước khi xuống ruột, đồng thời đảm nhiệm luôn việc hấp thụ một số vi chất. Người bị bệnh ung thư dạ dày đặc biết phải lưu ý tới chế độ ăn uống khác biệt so với người bình thường.

cham-soc-benh-ung-thu-da-day

Việc ăn uống trong ngày phải đúng giờ giấc, ăn ít và chia làm nhiều bữa trong ngày với thức ăn dễ tiêu.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không nên ăn uống ngay vào ngày sau đó. Sau khi tháo ống ra khỏi dạ dày, người bệnh có thể uống một ít nước, mỗi lần uống từ 4 – 5 muỗng canh, uống cách nhau 2 tiếng uống 1 lần.
Nếu không có phản ứng bất lợi nào xảy ra thì ngày tiếp theo người bệnh có thể uống thêm lượng chất lỏng vừa phải từ 50ml đến 80 ml/ lần, cũng cách nhau 2 tiếng. Ngày thứ 3 có thể cho bệnh nhân bắt đầu ăn cháo loãng, mỗi lần ăn từ 100- 150 ml. Ăn 6 đến 7 bữa trong ngày.
Mấy ngày đầu người bệnh ung thư dạ dày sẽ rất mệt và có ống thông dạ dày giúp đường khâu nối mau liền. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy đuối sức 1 thời gian và kèm theo bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hoặc chảy máu,sốt, nhiễm trùng,… Để kiểm soát các triệu chứng này bằng cách dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ trực tiếp điều trị và thay đổi khẩu phần ăn.
Nguyên tắc khi ăn uống:
– Thực phẩm phải mềm hoặc dạng lỏng.
– Chia làm nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi lần ăn thì ăn ít, mỗi lần ăn cách nhau 2-3 tiếng.
– Chọn thức ăn không quá ngọt và không gây đầy hơi, như: súp, trứng, cháo, phở mềm, súp rau,…
Sau phẫu thuật khoảng 1 tuần cho đến khi sức khỏe hồi phục trở lại bình thường, người bệnh nên ăn ít chất béo, chê độ ăn bán lỏng hoặc dạng lỏng như cháo, mì… hạn chế ăn quá nhiều chất xơ ( làm tăng co bóp tiêu hóa ), hạn chế đồ ngọt, nên ăn thực phẩm giàu vitamin, năng lượng. Mỗi ngày nên duy trì từ 5 đến 6 bữa và hạn chế sử dụng nhiều chất béo.

– Cá biển là một trong những thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Nó không những giúp cho cơ thể dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và là thực phẩm cân bằng tốt cho cơ thể.
– Bên cạnh đó, gan động vật cũng nên được bổ sung, vì nó vừa giàu dinh dưỡng, vừa chống thiếu máu cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
– Bữa ăn hàng ngày cũng cần được bổ sung rau xanh ( tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, chỉ cần có trong khẩu phần ăn hàng ngày là được)
– Ngoài ra hàng tuần cũng cần bổ sung các thực phẩm như: các sản phẩm từ đậu nành, lòng đỏ trứng, vừng, rau xanh và táo tàu…
Sau khi phẫu thuật, dạ dày của bệnh nhân ung thư chỉ còn lại một phần nên bắt buộc việc đưa lượng thức ăn nhỏ hơn bình thường. Mỗi ngày chia làm nhiều bữa để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Khi ăn bệnh nhân nên nhai từ từ, nhai kĩ, đặc biệt đối với những thực phẩm thô khó tiêu hóa.

Với các thực phẩm lạnh ( như kem, ốc,….), chiên, chua, cay nóng thì sau khi phẫu thuật từ 3-6 tháng để cơ thể hồi phục dần dần về trạng thái bình thường mới có thể được ăn.

Một điều nữa cần lưu ý là sau phẫu thuật, đa số người bệnh đều cảm thấy chán ăn, gầy sút. Do vậy, đôi khi phải nuôi bệnh nhân bằng truyền trực tiếp qua đường ruột hoặc truyền tĩnh mạch.
Phòng ngừa ung thư dạ dày chủ yếu dựa trên cách ăn uống và khẩu phần ăn.
Có một chế độ ăn hợp lý và lối sống lành mạnh sẽ hạn chế được ung thư dạ dày. Hạn chế hút thuốc lá, bia rượu, tránh thức ăn nhiều gia vị, tránh thức ăn nhiều muối hoặc có nhiều chất hóa học như nitrate. Nên ăn chanh, rau cải tươi, các chất chứa nhiều vitamin C khác sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để phòng tránh ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác nữa.