Đối với trẻ em chẩn đoán bệnh chủ yếu bằng phương pháp quan sát chỉ tay trên Hổ khẩu và Tam quan. (Vị trí ở chỗ trũng giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ giáp nhau mở ra, khép vào giống như miệng Hổ nên gọi là Hổ khẩu. Sườn của ngón tay trỏ về phía ngón tay cái, sự phân chia từng đốt tạo thành 3 đoạn gọi là Tam quan). Đốt ngón tay thứ nhất giáp với bàn tay gọi là phong Quan (cái cửa phát bệnh bởi phong). Đốt giữa là khí quan (cái cửa phát bệnh bởi khí). Đốt thứ 3 (đầu ngón tay) là mệnh quan, cái cửa phát bệnh có thể nguy đến tính mệnh).

Xem thêm: Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư vòm họng sau khi hóa – xạ trị

Đường chỉ tay biểu hiện bệnh lý của em bé xuất phát từ Hổ khẩu lên Mệnh quan (Chỉ ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi mới có chỉ tay biểu hiện bệnh lý và khi em bé bị bệnh thì chỉ tay biểu hiện bệnh lý nổi lên ở vùng Hổ khẩu và Tam quan).

– Chỉ tay bệnh lý ở bên phải biểu hiện bệnh lý ứng với phế, tỳ, mệnh môn, tay trái ứng với tâm, can, thận.
Bệnh kinh sài ở trẻ em là do ảnh hưởng tình chí hoặc do bệnh lý gây sốt cao mà lên cơn co giật.

– Tứ túc kinh: Trẻ có chỉ tay màu xanh sậm ở Hổ khẩu, Tam quan là trẻ bị Kinh sài bởi quá sợ hãi khi nhìn thấy loại thú có 4 chân.

– Thủy, hỏa, phi cầm kinh: Chỉ tay màu sắc đỏ (trẻ lên cơn kinh sài bởi quá sợ hãi khi nhìn thấy nước, lửa hoặc chim bay).

– Nhân kinh: Chỉ tay màu hồng (trẻ lên cơn kinh sài bởi sợ người lạ).

– Lôi kinh: Chỉ tay màu xanh hơi vàng vàng (trẻ lên kinh Sài bởi quá sợ khi nghe tiếng sấm sét).

– Mạn kinh phong: Chỉ tay có màu tím, màu xanh hay màu đen lẫn lộn ẩn ẩn hiện hiện (trẻ lên kinh sài là bởi vì Tỳ phong mạn tính).

– Chỉ tay thẳng như sợi dây mà màu hồng hay xanh là lên cơn Kinh sài bởi mẹ thương thực mà bé bị bệnh (ảnh hưởng từ sự ấp ủ và bú sữa).

– Chỉ tay nổi từ Hổ khẩu chớm tới Phong quan là bệnh nhẹ (ở Phong quan không có chỉ tay là vô bệnh).

– Chỉ tay lên đến Khí quan là bệnh đã nặng.

– Chỉ tay từ Phong quan đi qua khí quan tới Mệnh quan là bệnh nặng lắm. Nếu chỉ tay lên tới giáp móng tay là bệnh đã tới lúc nguy kịch. Chỉ tay vùng Hổ khẩu còn biểu hiện nhiều bệnh chứng ví dụ:

– Hình thể như hạt châu tròn mà to đậm là trẻ đang bị đau bụng, nóng lạnh từng cơn.

– Hình thể như con rắn đang bò là trẻ đang bị nôn ói, tiêu chảy.

– Hình thể zích zắc gẫy khúc là trẻ đang bị tích thực (đầy bụng không tiêu)

– Hình thể như cánh cung là trẻ đang bị kinh sợ hoảng loạn, tiểu nóng đỏ…

Những biến chứng có thể gặp ở trẻ em

Ở em bé từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi có những hiện tượng đổi thay triệu chứng giống như bị bệnh mà không phải bệnh. Những hiện tượng đó có chu kỳ là 32 ngày và 64 ngày. Cụ thể : 32 ngày là 1 lần biến, 64 ngày là 1 lần chưng . Phải qua đủ 16 lần biến 8 lần chưng em bé được 512 ngày tức là 17 tháng.

– Từ sơ sinh đến 32 ngày “Nhất biến “ sinh Quý thủy kiện toàn Túc thiếu âm thận, chủ về sinh tinh.

– Đến 64 ngày “Nhị biến, nhất chưng” sinh nhâm Thủy thuộc Túc thái dương Bàng quang hiện tượng vùng tai, mông lạnh mát.

– Đến 96 ngày “Tam biến sinh đinh Hỏa” thuộc Thủ thiếu âm tâm chủ tàng thần, đã biết mừng.

– Đến 128 ngày “Tứ biến, nhị chưng” sinh bính hỏa thuộc Thủ thái dương tiểu trường, hiện tượng vã mồ hôi và hơi sợ.

– Đến 160 ngày “Ngũ biến” sinh Ất mộc thuộc túc quyết âm can chủ tàng hồn biểu hiện hay cười.

Khám ở trẻ em

Khám ở trẻ em

– Đến 192 ngày “Lục biến, Tam chưng” sinh giáp Mộc thuộc Túc thiếu dương đởm, hiện tượng hai mắt đỏ mà không bị nhắm.

– Đến 224 ngày “Thất biến” sinh Tân kim thuộc Thủ thái âm phế. Phế chủ tàng phách sinh âm thanh tiếng nói.

– Đến 256 ngày “Bát biến, tử chưng” sinh Canh kim thuộc Thủ dương minh đại trường , hiện tượng da thịt phát nóng có thể vã mồ hôi.

– Đến 288 ngày “Cửu biến” sinh Kỷ Thổ thuộc Túc Thái âm Tỳ Chủ Tàng ý.

– Đến 320 ngày “thập biến, ngũ chưng” sinh Mậu Thổ thuộc Túc dương minh vị hiện tượng đau bụng, không chịu ăn và hay ọc sữa. Đủ 320 ngày tức 10 tháng 20 ngày, Đủ thập biến, với chưng còn 3 chưng nữa.

– Tới 384 ngày “Lục chưng” là đủ 12 Kinh mạch cho nên tay đã biết cầm chắc đồ vật, chân mới biết đứng và tập đi.

– Tới 448 ngày “Thất chưng” tính tình ý thức đổi khác phát âm rõ hơn.

– Tới 512 ngày đủ “bát chưng”.

Trong lịch biến chưng không nói đến Tâm bào và Tam tiêu bởi 2 kinh này không có hình thể riêng nên không có Biến và không có Chưng. Trong thời gian biến chưng mỗi khi Biến hay Chưng là mỗi lần thay đổi khí huyết xương thịt để lớn lên và khôn biết hơn.

Mỗi khi biến, mỗi khi chưng cháu nào bẩm thụ tiên thiên hữu dư thì chỉ hơi nóng mình, cháu nào biểu lộ tiên thiên bất túc thì nóng mình, ói mửa, ỉa chảy, quấy khóc. Có khi nặng, có khi nhẹ, nên bình tĩnh nuôi dưỡng không sao cả. Hễ thấy môi của em bé phồng lên trắng trắng mà có cái ngấn ngang giống như con tằm là trong người của bé đang Biến chưng không nên hấp tấp chạy thuốc. Nếu thuốc có sai lầm lại sinh bệnh lớn, nếu muốn cho uống thuốc, chỉ nên cho uống thuốc bình hòa hoặc dùng sản phẩm “Bảo nhi lộ” là yên tâm.

Có thể bạn quan tâm: Ngửi mùi miệng đoán được bệnh

“Bảo nhi lộ” giúp trẻ em ngoan ăn chóng lớn và tiêu “Cam tích” đồng thời giúp thời kỳ biến chưng an toàn (không biến thành bệnh).
Y học cổ truyền cho rằng: “Thập ngũ tuế hạ bệnh giả vi cam”. Nghĩa là: Dưới 15 tuổi bệnh là do “Cam”. Tiêu cam là chữa hầu hết các chứng bệnh thường gặp ở trẻ em ( Như kém ăn , khó ngủ, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa, đại tiện sống phân, ho, sổ mũi, bụng ỏng chân teo, chậm lớn, chậm biết đi…).