Khi ở giai đoạn đầu bệnh ung thư phổi thường không có biểu hiện nào rõ ràng, chính những biểu hiện mờ nhạt đó dễ khiến cho người bệnh bị nhầm lẫn với các loại bệnh cảm cúm thông thường nên đa số chúng ta thường rất dễ chủ quan bỏ qua.

Ban đầu các triệu chứng bệnh ung thư phổi thường thấy như:

1 – Đau ngực, ho, khó thở, mệt mỏ và sút cân.

2 – Ho kéo dài, các thuốc trị ho và  chống viêm không tác dụng.

3 – Một nửa số người bệnh có dấu hiệu ho lẫn đờm và có ra ít máu.

4 – Người bệnh cũng thường bị đau ngực, điểm đau không  rõ rệt. Người bệnh đau bên có tổn thương giống như trong viêm dây thần kinh liên sườn, có khi đau quanh bả vai, có khi đau mặt trong cánh tay…

ung-thu-phoi-song-duoc-ba-lau

 

Khi khối u bắt đầu phát triển chèn ép, làm tắc khí phế quản gây xẹp phổi nên hiện tượng khó thở xảy ra. Hoặc khi ung thư đã di căn đến màng phổi gây nên tràn dịch màng phổi.  Ngoài ra người bệnh cũng  có thể bị tình trạng:  khó nói, nói giọng khàn do khối u chèn ép vào dây thần kinh,sốt nhẹ, gầy,sút cân,  khó nuốt do thực quản bị chèn ép,…

Với y học hiện đại ngày nay, việc chụp cắt lớp vi tính, chụp X quang phổi,  hoặc chụp cộng hưởng từ đều  cho thấy kích thước khối u là bao nhiêu, khối u ở vị trí nào của phổi,… Tuy nhiên, để phân loại ung thư và chuẩn đoán chính xác, góp phần quyết định phương pháp điều trị trong ung thư phổi, cần phải làm thêm xét nghiệm tế bào học và  mô bệnh học.

Để  phát hiện sớm có ung thư phổi hay không, nam giới ở độ 40 tuổi trở đi nếu có nghiện thuốc lá kèm theo triệu chứng ho khan, ho có đờm kéo dài không khỏi thì nên đến bệnh viện định kỳ 4 tháng/lần để chiếu chụp X quang phổi và lấy dịch, đờm phế quản làm xét nghiệm tế bào học để phát hiện sớm và có hướng điều trị ( làm như vậy có 5- 8% số người đi khám được phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu).  Khi chúng ta bước vào độ tuổi từ 40 tuổi trở lên, nếu thấy có các dấu hiệu trên kèm theo sút cân thì nên đi khám sớm  để tầm soát sớm ung thư.

Việc điều trị ung thư phổi, tùy theo từng người  bệnh và cơ địa của từng người sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên phòng hơn chống, hãy luôn kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế rượu bia,  không hút thuốc. Nên điều trị triệt để các bệnh thông thường như viêm phổi,viêm họng, viêm phế quản hay lao phổ. Đối với người bình thường nên đi khám định khì khoảng 6 tháng 1 lần và với những người có nguy cơ cao mắc bệnh thì 4 tháng/lần.

Vừa rồi là một số nguyên nhân cơ bản gây nên ung thư phổi. Mong rằng các bạn lưu tâm và phòng tránh kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe và hãy luôn lắng nghe cơ thể mình để có những biện pháp điều trị sớm nhất có thể các bạn nhé.