Đại hoàng
Là rễ cây Đại hoàng Rheum palmatum L. Họ Rau răm – Polygonaceae có thể tiến hành chế biến theo một số phương pháp sau:
Đại hoàng phiến.
Đem đại hoàng ngâm nước 3-6 giờ, vớt ra ủ mềm. Thái phiến dầy 0,5-l,5mm. Phơi hoặc sấy khô. Cũng có thể tẩm rượu, ủ 2-5 ngày cho mềm, rồi thái phiến. Phơi khô.
Đại hoàng tẩm rượu.
Đại hoàng phiến lkg
Rượu 0,3kg
Tẩm rượu vào đại hoàng phiến, ủ 30 phút. Phơi âm can hoặc sấy nhẹ tới khô. Cũng có thể dùng:
Đại hoàng phiến 10kg
Rượu 1kg
Trộn đều rượu vào đại hoàng, ủ 30 phút sao đến khi hơi biến màu là được. Cũng có thể sao đại hoàng đến hơi vàng, phun rượu vào, sao tiếp đến khô.
Đại hoàng nấu với rượu.
Đại hoàng 10kg
Rượu 1kg
Nước vừa đủ.
Trộn rượu vào đại hoàng, cho ngâm hết rượu; thêm nước vừa đủ. Đun đến khi rượu hút hết vào đại hoàng; hoặc đến khi có màu đen. Phơi và sấy khô. Có thể thay việc nấu bằng đồ. Cũng có thể đem đại hoàng nấu 30 phút, thêm rượu ủ 3-4 ngày; đem ra thái phiến dầy 1mm – 3mm. Sấy khô, lại tiếp tục U với rượu, 12 giờ. Sau đồ 3-4 giờ; đem ra sấy tới khi độ ấm còn chừng 50%; thêm rượu, trộn đều, ủ. Lại đem đồ tiếp đến khi hết mùi hắc. Phơi hoặc sấy khô.
>> Xem thêm:
Đại hoàng sao
Cho đại hoàng phiến vào nồi đã đun nóng già, đảo đều cho đến khi có màu vàng hoặc hơi đen.
Đại hoàng sao cháy.
Đem đại hoàng phiến sao lửa to, quấy đều, đến khi toàn bộ bề mặt phiến có màu đen. Phun ít rượu để trừ hỏa độc.
Đại hoàng tẩm giấm.
Đại hoàng phiến lkg
Giấm ăn 1 kg
Trước hết trộn đều giấm vào đại hoàng. Sao nhỏ lửa đến khi các miếng đại hoàng biến đổi màu là được.
Đại hoàng tẩm muối.
Đại hoàng phiến 1 kg
Muối 20gam.
Đem đại hoàng phiến sao nhỏ lửa đến khi lớp vỏ hơi có màu đen, phun nước muối vào, đảo đều, là được.
Đại hoàng trộn mật ong.
Lấy bột mịn đại hoàng, trộn với mật ong.
Đại hoàng bột 10kg
Mật ong 20kg
Sau khi được dạng hồ, đem đồ 2 giờ cho chín đều; bỏ ra làm thành những thỏi có đường kính 4cm. Phơi tới khô chừng 70%; đem ủ 10 ngày tới khi trong ngoài mềm đều, cắt thành phiến dầy 5-6mm. Phơi âm can.
* Công dụng: Đại hoàng là vị thuốc tẩy vì bản thân có các hợp chất anthraquinon như rhein aciđ chrysophanic, emodin. Nếu dùng sống đại hoàng có tác dụng thanh nhiệt, dùng đối với bệnh đại tràng thấp nhiệt, táo kết nặng, hoặc mạn tính thường phối hợp với chỉ xác (đại hoàng phi chỉ xác bất thông). Sao chế, anthraquinon dạng kết hợp giảm đi, sức tả hạ cũng giảm; nhất là ở đại hoàng sao cháy, sức tả hạ rất yếu; song tính thu liễm và khả năng hấp thụ lại tăng lên. Chính vì vậy, sau khi thán sao đại hoàng có tác dụng cầm máu. Sau sao chế, đại hoàng dùng tốt cho các trường hợp trĩ nội (đại tiện táo, chảy máu).