Viêm tai giữa là tình trạng viêm niêm mạc trong buồng tai. Vi trùng chui vào buồng tai, khi sức đề kháng kém hoặc vi trùng sinh trưởn nhanh sẽ gây nên viêm. Biểu hiện của nó là đau ở trong tai (nhất là về ban dêm) gây ra sốt nóng, sốt rét, nước tiểu đỏ hoặc vàng, mồm đắng, bí đại tiện, thính lực bị giảm. Khi màng nhĩ bị thủng, trong tai sẽ chảy mủ có thể giảm nhẹ, thường đồng thời viêm đầu vú. Nếu ở giai đoạn cấp tính nếu không chữa triệt để sẽ trở thành viêm tai mãn tính, tùy vào sức khỏe và thời tiết, tai sẽ thường xuyên bị chảy mủ, lúc ít, lúc nhiều, kéo dài hàng vài năm. Trong Đông y gọi bệnh này là “cam tai”, do can đản thấp nhiệt (hỏa) tà khí hình thành gây ra.

dau-hieu-benh-viem-tai-giua-o-tre-em2

  1. Những điều bạn nên biết
  • Tích cực chữa bệnh ở mũi và họng, để tránh vi trùng chui vào tai gây ra viêm.
  • Không được hỉ mũi mạnh và tùy tiện rửa khoang mũi, không được cùng một lúc hỉ cả hai bên mũi, nên hỉ từng bên một.
  • Mỗi khi nhỏ thuốc vào tai, trước hết phải dùng nước tiêu độc lau nhẹ nhàng, rửa mũi và cặn thuốc.
  • Sau khi bơi lội lên bờ, bạn nghiêng đầu rồi nhảy một bên chân, làm như vậy để nước trong tai chảy ra, tốt nhất dùng tăm bông hút nước ra.
  • Ở thời kỳ cấp tính cần được nghỉ ngơi, khi nằm nên nằm nghiêng bên tai đau xuống dưới, để mủ chảy ra, bảo đảm buồng tai luôn thông thoát.
  • Thường xuyên tập thể dục và thể chất, tránh cảm cúm.
  • Kiêng ăn chất kích thích cay, nóng, chát như: gừng,tiêu, thịt dê, rượu, ớt.
  • Không nên uống thuốc có tính nhiệt như: quế chi, nhân sâm, phụ tử, viên đại bổ hay lộc nhung.
  • Nên ăn những thực phẩm giải nhiệt thanh đạm như: rau tươi, rau cần, mướp, cà, rau cải, dưa chuột, mướp đắng v.v…
  • Xem thêm:

    4 dấu hiệu nam giới không thể bỏ qua nếu không muốn chết trẻ

  1. Phương pháp chữa bệnh

Chữa từ bên trong

  1. Bằng thuốc:
  • Thủ bào lạp định (viên nang), mỗi lần 1 – 2 viên, ngày 4 lân.
  • Long đan tả can hoàn, mỗi lần 9gr, ngày 3 lần.
  • Hoàng liên thượng thanh phiến, mỗi lần 4 viên, ngày 3 lần.
  • Xuyên tâm liên nội chỉ phiến, mỗi lần 4 viên, ngày 3 lần.
  1. Thuốc dân gian:
  • Nhãn đông đằng 30gr, cam thảo tươi 10gr cho vào sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 ngày là đỡ dần.
  • Bồ công anh, sa tiền thảo, tư hoa địa đinh, mỗi thứ 30gr, ngày 1 thang, sắc chia uống làm 3 lần, uống liền 3 – 4 ngày.
  • Hoa cúc dại 12gr, hạt hướng dương 10gr, đan sâm 15gr, trạch tả 15gr, bạch hoa sà thiệt thảo 30gr, sắc uống làm 2 lần.
  1. Bằng cách ăn:
  • Bí đỏ 30gr, lá cửu long thổ châu tươi 13 mảnh, cho 1 bát nước vào sắc còn lại ½ bát, mỗi ngày 1 thang, uống liền trong 5 ngày. (Bài này dành chữa cho viêm tai giữa mãn tính thì hiệu quả hơn).
  • Hạt y dĩ 18gr, hoa kim ngân 12gr, sài hồ 9gr, ngao giáp 15gr và một chút đường đỏ. Trước tiên sắc ngao giáp, sài hồ lấy nước, rồi cho 2 vị trên nấu cháo ăn, ngày 1 thang, liền 5 thang.
  • Xem thêm:

    Những bí quyết khám và chữa bệnh ở trẻ em

Chữa từ bên ngoài

1) Lấy 1 lòng đỏ trứng gà cho vào rang nóng trong nồi đất, mươi phút sẽ ra dầu, nhớ không để cháy. Sau khi nguội lấy dầu nhỏ vào tai mỗi lần 3 giọt, ngày 2 lần chữa cho người viêm tai giữa mãn tính.

2) Giun đất 5 con mổ bụng rửa sạch, cho đường trắng 10gr, sau 30 phút dùng băng y tế bọc lại ép lấy nước nhỏ vào tai, mỗi lần 4 giọt, ngày 3 lần.

3) Lấy nước mật lợn tươi (hoặc mật gà) 50gr, băng phiến 50gr nhỏ vào tai.

4) Lạn nhĩ tán vừa đủ thổi vào trong tai, ngày 3 lần (dùng cho người ít chảy mủ).

5) Tỏi tươi 5 củ, mướp 1 quả, tất cả giã nát bọc bằng vải vắt nước nhỏ vào tai mỗi lần 3 – 4 giọt, ngày 3 lần.

6) Thịt hồ đào giã lấy dầu cho ít băng phiến nhỏ vào tai (chữa mãn tính).

  1. Những điều cần lưu ý

1) Sau thời kỳ cấp tính, màng nhĩ bị thủng, mủ chảy ra nóng, luôn chảy nhiều nước dịch, có thể đồng thời có các bệnh khác, cần đến bệnh viện kiểm tra để tránh những hậu quả xấu. Với trẻ em trong thời kỳ mới phát bệnh có triệu chứng  sốt cao, khóc, không chịu nằm nghiêng một bên, các bé hay lấy tay ấp vào tai và hay dùng gối để xát vào đầu. Người nhà cần quan sát tỉ mỉ và đưa bé đi khám để tránh những hậu quả lầm lỗi.

2) Khi rắc bột thuốc vào trong tai, bạn nên rửa ngay sau đó 1 vài phút,  nếu không rửa  kịp thời,  mủ và thuốc sẽ kết thành cục sẽ làm tắc lỗ thông tai càng làm cho bệnh tình nặng thêm.