Bệnh mề đay là gì?

Mề đay – hay còn được gọi là phong ngứa, là một hiện tượng ngoài da do dị ứng với các dấu hiệu đỏ, ngứa, nổi mẫn trên da, đôi khi nóng và ngứa. Từ ‘mề đay’ xuất nguồn từ tiếng Pháp ( médaille ) do những người bị mề đay sẽ sưng lên những vệt tròn như dấu huy chương. Những vệt mề đay điển hình tồn tại vài ngày và không để lại dấu vết trên da.

Mề đay là một biểu hiện của cơ thể khi bị lây nhiễm hoặc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng ( thuốc, thức ăn, côn trùng cắn… ). Stress, nhiệt độ lạnh giá cũng có thể gây nổi mề đay. Hơn một nửa các ca bệnh không rõ nguyên nhân. Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa trên các biểu hiện lâm sàng. Người nổi mề đay có thể làm thêm các xét nghiệm dị ứng nhằm xác định nguyên nhân gây mẫn cảm.

noi-me-day-nguyen-nhan-trieu-trung-va-cach-dieu-tri-benh-me-day

Vì là một bệnh liên quan nhiều đến dị ứng, người bệnh cần biết nguyên nhân nhằm phòng tránh tiếp xúc với yếu tố gây mẫn cảm đó. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc kháng histamine. Corticosteroids có thể được dùng ở các trường hợp nghiêm trọng.

Mỗi năm, trung bình có khoảng 20% dân số bị nổi mề đay. Tỉ lệ nam nữ tương đương nhau ở mề đay cấp tính, trong khi những trường hợp mạn tính, phụ nữ lại có phần nhỉn hơn. Mề đay cấp tính thường phổ biến ở trẻ em trong khi những ca mạn tính hay gặp ở lứa tuổi trung niên.

Xem thêm:

Những bí quyết khám và chữa bệnh ở trẻ em

Nguyên nhân nổi mề đay

Có rất nhiều chất trong môi trường gây mề đay, bao gồm thuốc, thức ăn, các yếu tố vật lý.

Hơn 50% các bệnh nhân nổi mề đay mạn không rõ nguyên nhân.

  • Do thuốc

Nhiều thuốc đã được chứng minh gây phản ứng dị ứng nổi mề đay, bao gồm codein, dexoamphetamine, aspirin, ibuprofen, penicillin, clotrimazole, trichazole, sulfonamides, vaccine, piracefam, thuốc chống động kinh, thuốc chống đái tháo đường. Những thuốc có khả năng gây mề đay cũng cho thấy nguy cơ gây suy tim nghiêm trọng ở bệnh nhân dùng thuốc.

  • Do thức ăn

Thức ăn dễ dị ứng ở người lớn là hải sản và các loại hạt ( đậu phộng ), ở trẻ nhỏ là trứng, hải sản, bột mì và sữa đậu nành.

  • Sự nhiễm khuẩn và yếu tố môi trường

Các ký sinh trùng như blastocystosis và strongyloidiasis có thể là nguyên nhân thành phần gây bệnh mề đay mạn tính.

Tiếp xúc với sơn dầu, nhựa thông có thể gây mẫn cảm ngoài da và nổi mề đay.

Mề đay là một biểu hiện của cơ thể khi bị lây nhiễm hoặc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng ( thuốc, thức ăn, côn trùng cắn… ). Stress, nhiệt độ lạnh giá cũng có thể gây nổi mề đay. Hơn một nửa các ca bệnh không rõ nguyên nhân. Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa trên các biểu hiện lâm sàng. Người nổi mề đay có thể làm thêm các xét nghiệm dị ứng nhằm xác định nguyên nhân gây mẫn cảm.

Vì là một bệnh liên quan nhiều đến dị ứng, người bệnh cần biết nguyên nhân nhằm phòng tránh tiếp xúc với yếu tố gây mẫn cảm đó. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc kháng histamine. Corticosteroids có thể được dùng ở các trường hợp nghiêm trọng.

Mỗi năm, trung bình có khoảng 20% dân số bị nổi mề đay. Tỉ lệ nam nữ tương đương nhau ở mề đay cấp tính, trong khi những trường hợp mạn tính, phụ nữ lại có phần nhỉn hơn. Mề đay cấp tính thường phổ biến ở trẻ em trong khi những ca mạn tính hay gặp ở lứa tuổi trung niên.

Mề đay vẽ nổi – bệnh vẽ nổi là những vệt sưng nổi rõ trên da theo đường cào, vẽ nhất định. Bệnh gặp ở 4-5% dân số. Hiệu ứng trên da gặp ngay tức khắc sau khi vẽ, và biến mất trong 30′. Đây là một dạng phổ biến của mề đay mạn do yếu tố vật lý.

Xem thêm:

Bệnh viêm tai giữa và phương pháp tự chữa bằng bài thuốc dân gian

  • Stress và Cholinergic

Mề đay cholinergic ( CU ) là một dạng  mề đay tiếp liên quan tới các hoạt động điều hoà nhiệt của cơ thể, ví dụ: tập thể thao, tắm bồn, môi trường nhiệt độ cao, stress tâm lý. Mề đay cholinergic thường dễ biến mất và có các sang thương da nhỏ hơn các sang thương ở dạng mề đay điển hình.

  • Mề đay do lạnh

Khi bề mặt da tiếp xúc với vùng không khí lạnh, ẩm và gió nhiều, hai dạng mề đay có thể xuất hiện:

  • Dạng di truyền: mề đay nổi khắp cơ thể 9-18 giờ sau phơi nhiễm
  • Dạng phổ biến: xuất hiện mề đay nhanh chóng sau phơi nhiễm với các mảng mề đay trên mặt, cổ, bàn tay. Dạng này kéo dài trung bình 5-6 măm sau, thường ở người trưởng thành từ 18-25 tuổi.
  • Mề đay do nắng

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, những sang thương mề đay xuất hiện trên vùng da phơi nhiễm nắng trong vòng 1′, gọi là mề đay do nắng.

  • Mề đay do nước

Mề đay do nước là một dạng hiếm, với các sang thương tương tự như trong mề đay cholinergic, xuất hiện trong vòng 1-15′ đầu tiên tiếp xúc với nước và có thể kéo dài đến 2 tiếng sau đó. Nhiều nghiên cứu tin rằng dạng mề đay này không phải do kích thích là phóng thích histamine, mà do cơ thể nhạy cảm với các thành phần có trong nước, ví dụ như clo.

  • Tập thể dục thể thao

Nhiều cơ địa khi tập luyện thể thao sẽ nổi mề đay, ngứa, hạ huyết áp trong 5-30′ đầu tiên của buổi tập.